Bước cơ bản nhịp 2 (On 2) Salsa

Trong nhiều trường phái khiêu vũ cổ điển theo kiểu "mambo cơ bản", người dẫn sẽ bắt đầu bằng cách bước chân sang trái ở nhịp 1 và thực hiện break step ở nhịp 2 trong khuông nhạc thừ nhất.

Nếu break step được thực hiện ở nhịp 2 và nhịp 6 khi đó sẽ gọi là bước cơ bản nhịp 2. Ở Bắc Mỹ, có 2 cách d8ể nhảy bước cơ bản nhịp 2 như sau:

  • Power-On2 thực hiện bước break step ở nhịp 2 và 6 và đứng thẳng người ở nhịp 1 và 5.
  • Eddie-Torres-On2 thực hiện bước break step ở nhịp 2 và 6 và đứng thẳng người ở nhịp 4 và 8.

Eddie-Torres-On2

Người dẫn bước nhẹ về phía sau bằng chân trái ở nhịp 1, sau đó thực hiện break step chuyển trọng tâm sang chân phải ở nhịp 2. Ở nhịp 3, chân trái sẽ bước trở về vị trí ban đầu và trọng tâm đồng thời cũng được chuyển về chân trái trong nhịp 3 và 4. Nhịp 5, người dẫn bước về phia trước bằng chân phải rồi chuyển trọng tâm sang chân trái ở nhịp 6. Ở nhịp 7, chân phải sẽ bước trở về vị trí ban đầu và trọng tâm đồng thời cũng được chuyển về chân phải trong nhịp 7 và 8 chuẩn bị cho nhịp 1 của bước nhảy tiếp theo.

Sở dĩ cách nhảy này được gọi là Kiểu Eddie Torres là vì nó đã được Eddie Torres chuẩn hoá và phổ biến rộng khắp cho dù Eddie không phải là người sáng tạo ra cách nhảy này. Eddie Torres là người đã mang đến một phương pháp giảng dạy rõ ràng thông qua rất nhiều những băng video giúp rất nhiều người New York đến với Salsa. Trong những băng video này, Eddie Torres gọi kiểu này này là "Night Club Style"[1].

Phân tích bước nhảy cơ bản nhịp 2

Cũng cần lưu ý rằng hầu hết những người nhảy theo kiểu Torres thường lướt nhanh qua nhịp 1 và 5. Điều đó có nghĩa là người nhảy bắt đầu bước sớm hơn một chút trước khi nghe thấy nhạc chơi ở nhịp 1 và 5. Điều này có thể thấy được rất rõ khi xem họ nhảy và nghe họ đếm .Có thể điều này thoạt nghe hơi lạ nhưng nếu phân tích bước nhảy sẽ thấy dễ hiểu hơn. Tiếng đếm "một" sẽ rơi vào khoảng giữa nhịp 8 và nhịp 1 của bài nhạc cũng như tiếng đếm "năm" thì giữa nhịp 4 và nhịp 5 của nhạc. Như thế, khoảng cách giữa nhịp 1 (sớm) và nhịp 2 sẽ bằng khoảng cách giữa nhịp 3 và nhịp 5 (sớm) và bằng đúng một nốt đen chấm. Chính vì điều này mà mô hình "nhanh-nhanh-chậm" của bước nhảy cơ bản nhịp 1 đã được chuyển thành "chậm-nhanh-chậm" trong bước nhảy cơ bản nhịp 2 và làm giả, bớt sự khác biệt giữa các nhịp nhanh (bằng 1 nốt đen) và các nhịp chậm (bằng 1 nốt đen chấm) giúp cho cách nhảy này có được sự trôi chảy và lả lướt.

Nếu chú ý vào từng nhịp nhảy, sẽ thấy rằng trong bước cơ bản nhịp 2, mỗi nhịp nhảy đòi hỏi có sự di chuyển của chân sẽ đều rơi vào nhịp đếm "chậm" trong khi việc chuyển trọng tâm vốn đơn giản hơn sẽ rơi vào nhịp đếm "nhanh" và đều đó làm cho bước nhảy này trở nên tự nhiên và thoải mái hơn.